Bên liên quan trong thanh toán quốc tế 1: Người mua, người bán và các đại lý
Người mua – The Buyer (nhà nhập khẩu) là người có nhu cầu hàng hóa, liên hệ với người bán để đặt đơn mua những hàng hóa theo yêu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả… và chuyển hàng hóa vào trong nước (nhập khẩu
Người bán – The Seller (nhà xuất khẩu) là người có hàng hóa tự sản xuất hoặc khai thác ra, liên hệ với người mua để thỏa thuận các điều khoản về hợp đồng mua bán và chuyển hàng hóa ra nước ngoài (xuất khẩu). Thông thường, người bán là người lập hóa đơn thương mại và ký phát hối phiếu.
Người sản xuất hàng hóa – Manufacturer: Là người trực tiếp sản xuất hay làm ra hàng hóa nhưng không phải là người xuất khẩu. Thông thường, người sản xuất phát hành phiếu đóng gói, phiếu phân loại và bản kê chi tiết; trong một số trường hợp, người sản xuất còn phát hành giấy chứng nhận xuất xứ, chất lượng, số lượng hàng hóa.
Các đại lý – Agents: Nhìn chung, người mua thường có đại lý của mình đặt tại nước người xuất khẩu, và ngược lại, người bán có đại lý của mình đặt tại nước người nhập khẩu. Các đại lý như vậy là cần thiết bởi vì khoảng cách giữa các nước thường rất xa; hơn nữa, các đại lý này có thể chăm sóc khách hàng và xử lý các tình huống một cách trực tiếp, cụ thể và nhanh chóng.
Ví dụ, một đại lý của nhà nhập khẩu có thể khai thác được nguồn hàng theo yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời gian và giá cả; trong khi đó, đại lý của nhà xuất khẩu có thể chăm sóc hàng hóa nếu người mua từ chối nhận hàng.

Bên liên quan trong thanh toán quốc tế 2: Các ngân hàng
Ngân hàng của nhà nhập khẩu có thể trợ giúp:
– Tư vấn về nhà cung cấp hàng hóa nước ngoài;
– Thấu hiểu những nhu cầu của nhà nhập khẩu và sẵn sàng tư vấn để nhà nhập khẩu bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình.
– Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán hàng nhập khẩu;
– Nhận tiền từ nhà nhập khẩu thanh toán cho bộ chứng từ;
– Thực hiện chuyển tiền cho người xuất khẩu;
– Tài trợ cho nhà nhập khẩu thực hiện thương mại quốc tế.
Ngân hàng của nhà xuất khẩu có thể trợ giúp:
– Tư vấn về những nhà nhập khẩu nước ngoài;
– Thấu hiểu những nhu cầu của nhà xuất khẩu và sẵn sàng tư vấn để nhà xuất khẩu bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình.
– Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu;
– Tổ chức thanh toán cho bộ chứng từ;
– Nhận tiền thanh toán trên danh nghĩa người xuất khẩu;
– Tài trợ cho nhà xuất khẩu thực hiện thương mại quốc tế.
Bên liên quan trong thanh toán quốc tế 3: Người chuyên chở (Carrier)
Hàng hóa có thể được chuyên chở giữa các quốc gia bằng các phương thức vận tải khác nhau. Sử dụng phương thức vận tải nào phụ thuộc chủ yếu vào vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của tuyến đường và thỏa thuận giữa người mua và người bán. Trong thương mại quốc tế, người chuyên chở có thể là:
– Công ty vận tải biển (Shipping Company);
– Hãng vận tải hàng không (Airlines);
– Công ty vận tải đường bộ (Trucking Company);
– Hãng vận tải đường sắt (Railways)
– Công ty vận tải đường sông (Barges/inland Waterways);
– Bưu điện (Post Offices);
– Chuyển phát (Couriers).
Người chuyên chở trong ngoại thương phát hành các chứng từ vận tải như: vận đơn đường biển; biên lai đường biển không chuyển nhượng; vận đơn hàng không…
Bên liên quan trong thanh toán quốc tế 4: Công ty bảo hiểm (Insurance Company)
Công ty bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ nước này sang nước khác. Theo thỏa thuận, người mua bảo hiểm có thể là nhà nhập khẩu hay nhà xuất khẩu. Các loại rủi ro được bảo hiểm là theo thỏa thuận giữa công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm. Công ty bảo hiểm phát hành các chứng từ bảo hiểm hàng hóa như: Bảo hiểm đơn (Insurance Policy); Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate); tờ khai bảo hiểm bao (Declaration under an open cover).
Bên liên quan trong thanh toán quốc tế 5: Chính phủ và các tổ chức thương mại
Nước người nhập khẩu có thể áp dụng những hạn chế nhập khẩu một số loại hàng hóa nhất định, do đó, người nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa này.
Những nước hạn chế về nguồn ngoại hối có thể ưu tiên thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu bằng ngoại tệ có sẵn, hoặc phải được phép của cơ quan quản lý ngoại hối mới được mua và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Hiện nay, với những lý do khác nhau, hầu hết các nước đều yêu cầu giấy phép nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa nhất định; do đó, nhà kinh doanh muốn nhập khẩu những loại hàng hóa này nhất thiết phải xin được giấy phép nhập khẩu trước, nếu không hàng hóa sẽ bị tịch thu.
Tương tự, bản thân nhà nhập khẩu hoặc theo quy chế của nước nhập khẩu yêu cầu hàng hóa nhập khẩu phải được kiểm tra giám định về chất lượng và xuất xứ hàng hóa trước khi được gửi đi. Nhiều cơ quan tổ chức thương mại đứng ra làm việc này, chẳng hạn Phòng Thương mại hoặc cơ quan giám định quốc tế.
Nước người xuất khẩu có thể áp dụng cơ chế cấp phép đối với một số hàng hóa xuất khẩu nhất định nhằm bảo đảm rằng hàng hóa được định giá đúng. Hệ thống cấp phép xuất khẩu còn cho phép theo dõi và kiểm soát nguồn thu từ xuất khẩu của quốc gia.
Hải quan và các cơ quan chức năng tiến hành làm thủ tục thông quan, thu thuế xuất nhập khẩu cho ngân sách Nhà nước và phát hành hóa đơn hải quan. Nghĩa vụ phải tả thuế và mức thuế đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu phụ thuộc vào loại hàng hóa và hiệp định giữa các chính phủ.
Tên gọi khác nhau dùng cho các bên liên quan trong thanh toán quốc tế
Có rất nhiều tên gọi khác nhau được sử dụng trong các phương thức thanh toán quốc tế và tùy thuộc vào giai đoạn giao dịch giữa các bên, ví dụ:
Từ gốc | Tên tiếng Anh | Tên tiếng Việt | Phương thức thanh toán |
Buyer | Importer | Người nhập khẩu | Các phương thức thanh toán |
Drawee | Người thụ trái Người trả tiền Người mắc nợ | Các phương thức thanh toán | |
Accountee | Người thanh toán
Người trả tiền |
Phương thức thanh toán ghi sổ | |
Remitter | Người chuyển tiền | Phương thức chuyển tiền | |
Opener | Người mở L/C | Phương thức tín dụng chứng từ | |
Applicant | Người yêu cầu mở L/C | Phương thức tín dụng chứng từ | |
Seller | Exporter | Người xuất khẩu | Các phương thức thanh toán |
Beneficiary | Người thụ hưởng | Các phương thức thanh toán | |
Drawer | Người ký phát hối phiếu Trái chủ | Các phương thức thanh toán | |
Principal | Người ủy nhiệm | Phương thức nhờ thu | |
Contractor | Người thắng thầu | Các phương thức thanh toán | |
Buyer’s Bank | Importer’s bank | Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu | Các phương thức thanh toán |
Remitting bank | Ngân hàng chuyển tiền | Phương thức chuyển tiền | |
Collecting bank | Ngân hàng thu hộ | Phương thức nhờ thu | |
Presenting bank | Ngân hàng xuất trình | Phương thức nhờ thu | |
Avaling Bank | Ngân hàng bảo lãnh hối phiếu | Phương thức nhờ thu | |
Issuing bank | Ngân hàng phát hành L/C | Phương thức tín dụng chứng từ |
Opening bank | Ngân hàng mở L/C | Phương thức tín dụng chứng từ | |
Seller’s Bank | Exporter’s Bank | Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu | Các phương thức thanh toán |
Paying Bank | Ngân hàng trả tiền | Phương thức chuyển tiền
Phương thức tín dụng chứng từ |
|
Remitting Bank | Ngân hàng gửi nhờ thu Ngân hàng chuyển chứng từ | Phương thức nhờ thu | |
Sending Bank | Ngân hàng gửi nhờ thu Ngân hàng chuyển chứng từ | Phương thức nhờ thu | |
Advising Bank | Ngân hàng thông báo L/C | Phương thức tín dụng chứng từ | |
Negotiating Bank | Ngân hàng chiết khấu Ngân hàng thương lượng | Phương thức tín dụng chứng từ | |
Discounting Bank | Ngân hàng chiết khấu hối phiếu | Các phương thức thanh toán | |
Confirming Bank | Ngân hàng xác nhận L/C | Phương thức tín dụng chứng từ | |
Nominated Bank | Ngân hàng được chỉ định | Phương thức tín dụng chứng từ | |
Claiming Bank | Ngân hàng đòi tiền | Phương thức tín dụng chứng từ | |
Reimbursing Bank | Ngân hàng hoàn trả | Các phương thức thanh toán |
Có thể bạn quan tâm: Khóa học thanh toán quốc tế